Thân vương xứ Wales George II của Anh

Mâu thuẫn với phụ vương

Luân Đôn năm 1710Chân dung vẽ bởi Kneller, 1716.

George Augustus cùng với nhà vua khởi hành đến nước Anh từ The Hague vào ngày 16/27 tháng 9 năm 1714 và đến Greenwich hai ngày sau đó[18]. Hôm sau nữa, họ chính thức đặt chân vào thành Luân Đôn với một lễ rước long trọng[19]. George được phong tặng tước hiệu Thân vương xứ Wales, tương đương với địa vị kế thừa ngai vàng. Caroline cũng sang Anh đoàn tụ với chồng vào tháng 10 cùng năm, cùng với các con gái của họ, trong khi con trai trưởng Frederick vẫn ở lại Hanover và được trông nom bởi những người giám hộ. Thành Luân Đôn khác rất xa so với những gì George tưởng tượng, nó rộng lớn gấp 50 lần so với thành HanoverA, và đám đông đến đón ông lên tới một triệu rưỡi người. George tranh thủ được sự ủng hộ của quần chúng bởi tài ăn nói và khả năng nói tiếng Anh khá thành thạo, và ông tuyên bố rằng ông không có một giọt máu nào mà không thuộc về nước Anh[20].

Tháng 7 năm 1716, Nhà vua trở về thăm Hanover trong thời gian 6 tháng, George được trao quyền lực cai trị nhưng rất hạn chế, với chức danh "Guardian and Lieutenant of the Realm", có quyền quyết định thay cho phụ vương[21]. Ông đã thực hiện một nghi thức nghênh giá, đi qua Chichester, Havant, PortsmouthGuildford, đều thuộc miền nam nước Anh[22]. Công chúng được phép gặp mặt và quan sát một bữa ăn trưa của Hoàng tử tại Hampton Court Palace[23]. Có một âm mưu ám sát nhằm vào Hoàng tử trong sự kiện này, và một người đã bị bắn chết trước khi kẻ ám sát bị bắt giữ, nhưng điều này càng làm gia tăng sự nổi tiếng của Hoàng tử trước quần chúng[24].

Nhà vua rất không tin tưởng con trai mình, và cảm thấy bất an khi Thân vương xứ Wales nhận được quá nhiều sự ủng hộ, đó là bắt đầu cho một loạt những mâu thuẫn về sau trong quan hệ cha - con[25]. Năm 1717, Caroline hạ sinh người con trai thứ hai, Hoàng tử George William là sự kiện đánh dấu đỉnh điểm trong xung đột này. Nhà vua bổ nhiệm Lord Chamberlain, công tước xứ Newcastle, là một trong số những người chủ trì buổi lễ rửa tội cho hoàng tử bé bỏng. Nhà vua tỏ ra rất tức giận khi George, vốn không ưa Newcastle, đã nói ra những lời lẽ chỉ trích ông ta trong nghi thức rửa tội đó. Công tước hiểu lầm đó là sự thách thức của Hoàng tử cho một cuộc đánh nhau tay đôiB. Do đó, George và Caroline bị quản thúc tại tư gia, sau đó còn bị trục xuất khỏi cung điện St James[26]. Hoàng tử và công nương tuy bị trục xuất nhưng con cái của họ lại phải giao cho nhà vua chăm sóc[27].

Hoàng tử và công nương rất nhớ con cái của họ nhưng lại không có cơ hội gặp mặt. Có một lần họ lén lút trở về cung để thăm các con mà không có sự chấp thuận của đức vua, trong dịp đó Caroline đã ngất đi và George "khóc như một đứa trẻ"[28]. Nhà vua có phần mủi lòng và sau đó cho phép vợ chồng George mỗi tuần được vào thăm các con một lần và tiếp nữa thì dỡ bỏ lệnh cấm đối với Caroline[29]. Tháng 2 năm 1718, Hoàng tử George Wiliam qua đời, và George được ở bên cạnh con trai trong giờ phút đó[30].

Lãnh đạo phe đối lập

Bị đuổi ra khỏi cung điện và ngày càng xa lánh đối với phụ vương, trong những năm tiếp theo Thân vương xứ Wales thường có ý kiến trái chiều đối với những chính sách của vua cha[31], trong đó có cả các chính sách nhằm tăng quyền tự do tôn giáo ở Anh và mở rộng lãnh thổ của Hanover thông qua các tranh chấp với Thụy Điển[32]. Ngôi nhà mới của ông tại Luân Đôn, Leicester House, đã trở thành một nơi gặp gỡ thường xuyên của các thành viên chính phủ phản đối chính sách của nhà vua, bao gồm cả Sir Robert WalpoleTử tước Townshend, người đã rời Nghị viện trong năm 1717[33].

Nhà vua lại về thăm Hanover từ tháng 5 đến tháng 11 năm 1719. Thay vì bổ nhiệm George giữ quyền quyết định thay mình ở Anh, nhà vua lại thành lập ra một Hội đồng nhiếp chính[34]. Năm 1720, Walpole đề nghị hòa giải giữa nhà vua và hoàng tử vì lợi ích và sự ổn định của hoàng gia, hai người tuy làm lành với nhau nhưng quan hệ không thể nào khôi phục lại như ngày xưa nữa[35]. Walpole và Townshend được triệu tập trở lại chính phủ[36]. Hoàng tử nhanh chóng cảm thấy thât vọng vì các điều khoản của việc hòa giải, trong khi ba cô con gái của ông bị nhà vua giữ lại không được phép trở về với cha mẹ và ông vẫn bị tước quyền nhiếp chính khi nhà vua vắng mặt[37]. Ông cho rằng Walpole đã lừa dối ông nhằm mục đích trở lại với quyền lực. Những năm tiếp theo, cuộc sống của George và Caroline khá lặng lẽ, họ không tham gia nhiều vào các hoạt động chính trị. Về gia đình, ông cùng vợ có thêm ba người con nữa: William, Mary và Louisa, tất cả đều đã lớn lên ở Leicester House và Richmond Lodge, nơi cư trú của George vào mùa hè[38].

Năm 1721, cuộc khủng hoảng kinh tế có tên South Sea Bubble diễn ra. Walpole với những chính sách đúng đắn đã đưa nước Anh thoát khỏi khủng hoàng và ông ta vươn lên vị trí đỉnh cao trong chính phủ[39]. Đảng Whig của ông ta nắm thế thượng phong trong Nghị viện, vì nhà vua lo sợ Đảng Tory vốn có tư tưởng chống đối lại Đạo luật Kế vị năm 1701[40]. Quyền lực của đăng Whig lớn tới mức trong vòng 50 năm tiếp theo, Đảng Tory không thể nào giành lại qưyền lãnh đạo chính phủ[41].

Năm 1727, George I qua đời trong một chuyến về thăm Hanover, và Thân vương xứ Wales lên kế vị, danh hiệu là George II.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: George II của Anh http://cantic.bnc.cat/registres/CUCId/a11253174 http://data.rero.ch/02-A022787147 http://www.oup.com/oxforddnb/info/freeodnb/librari... http://www.oxforddnb.com/view/article/10539 http://www.oxforddnb.com/view/article/28579 http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://uli.nli.org.il/F/?func=direct&doc_number=00... http://data.bibliotheken.nl/id/thes/p070497427 //dx.doi.org/10.1093%2Fref:odnb%2F10539 //dx.doi.org/10.1093%2Fref:odnb%2F28579